Sự hình thành của lỗ rỗng Void (composite)

Lỗ rỗng được xem như là các sai hỏng của cấu trúc vật liệu tổng hợp và có một vài kiểu lỗ rỗng khác nhau có thể được tạo ra trong vật liệu tùy thuộc vào quy trình chế tạo và kiểu chất hỗn hợp của vật liệu. Một vài thông số có thể ảnh hưởng tới số lượng và vị trí của lỗ rỗng như hình dạng bề mặt, quá nhiều nhựa hoặc độ dày giữa các lớp.[4]

Một loại nhựa với độ nhớt cao nhiều khả năng sẽ tạo ra các lỗ rỗng cho vật liệu tổng hợp. Một loại nhựa với độ nhớt cao sẽ rất khó để thâm nhập vào các khoảng trống giữa các lớp. Nó sẽ tạo ra các lỗ rỗng ở gần bề mặt của các lớp. Ngăn chặn sự tạo thành của các lỗ rỗng sẽ trở nên khó khăn hơn bởi vì khoảng trống giữa các lớp ngày càng trở nên gần hơn trong một vật liệu tổng hợp. [5]

Quy trình sản xuất không tốt cũng có thể tạo ra lỗ rỗng cho vật liệu. Nếu nhiệt độ cho quá trình làm cứng quá thấp cho một loại nhựa cụ thể, quá trình khử khí ẩm có thể không hoàn tất. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ làm cứng quá cao có thể làm cho quá trình làm cứng của nhựa diễn ra quá nhanh và lỗ rỗng cũng có thể được tạo ra.[6] Ví dụ, nếu nhiệt độ quá thấp thì độ nhớt của nhựa có thể vẫn duy trì ở mức cao và khiến chưa nhựa không thể lấp được vào hết khoảng trống giữa các lớp [7] Một số loại nhựa có thể làm cứng ở nhiệt độ phòng trong khí một số loại nhưa lại yêu cầu nhiệt độ làm cứng lên đến 200 độ C, nếu nhiệt độ làm cứng thiết lập cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ làm cứng yêu cầu thì lỗ rỗng vẫn có thể được tạo ra. Nếu áp suất đẩy nhựa không đủ cao, nhựa có thể không lấp đầy khoảng trống giữa các lớp và cũng sẽ tạo ra lỗ rỗng. Không khí bị kẹt hoặc các bong bóng khí có thể tạo ra trong nhựa trong quá trình trộn nhựa (resin mixing). Nếu những bong bóng khí này không được xử lý trước khi làm cứng vật liệu, các bong bóng khí này sẽ trở thành các lỗ rỗng trong cấu trúc vật liệu tổng hợp sau cùng.